Bỏ hãng máy tính lớn nhất thế giới đến với Apple giữa lúc “Gã khổng lồ công nghệ” Apple rơi vào cảnh ‘rắn mất đầu”, Tim Cook đã thay Steve Jobs đưa thương hiệu “Táo khuyết” này trở thành thương hiệu triệu tỷ đô.
Nhân duyên bất ngờ
Xuất thân với gia cảnh bình thường khi mẹ làm nhân viên bán hàng ở một hiệu thuốc, cha làm việc trong xưởng đóng tàu. Ngay từ nhỏ, Tim Cook đã hiểu được giá trị cốt lõi của việc chăm chỉ lao động, nhằm thay đổi số phận cuộc đời.
Sau khi tốt nghiệp trường trung học Robertsdale ở Alabama năm 1978, Tim Cook vào Đại học Auburn và lấy bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật công nghiệp năm 1982. Năm 1988, ông nhận bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Duke.
Sau khi tốt nghiệp ở tuổi 22, Tim Cook làm việc suốt 12 năm tại IBM với vai trò kỹ sư sản xuất. Tiếp đó là Cook, và Compaq – nhà cung cấp máy tính hàng đầu thế giới thời điểm đó. Năm 1998, khi đang làm việc tại Compaq, ông đã có cuộc gặp gỡ định mệnh với Steve Jobs – Nhà sáng lập thương hiệu Apple và sớm nhận được lời đề nghị làm việc.
Khi đó Apple mới 22 tuổi, đang trên đà hồi sinh với sự trở lại của Jobs. Lúc này Apple gần như đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, nhưng vẫn còn cách xa với phiên bản hùng mạnh của ngày nay. iMac vẫn chỉ là những dự án ấp ủ, còn iPod cũng mất vài năm sau mới được lên kệ.
Thế nhưng, thời điểm đó vị CEO 63 tuổi rất trân trọng lời đề nghị đó bởi chạy theo xu hướng đám đông chưa bao giờ là kim chỉ nam trong công việc của ông. Cuộc trao đổi với Jobs cho Cook thấy mình sẽ được làm những điều khác biệt, tạo ra những bước ngoặt trong ngành công nghiệp máy tính. Được biết, thời điểm đó, Steve Jobs đã mô tả về chiếc máy tính xách tay đặc biệt, khác lạ mà sau này được đặt tên là iMac.
“Có một thứ ánh sáng từ đôi mắt anh ấy mà tôi chưa từng thấy ở một CEO nào. Năng lực đặc biệt của Jobs là làm điều vượt trội so với lối suy nghĩ thông thường. Anh ấy tập trung vào khách hàng chứ không chỉ máy móc”, Tim Cook nhớ lại buổi gặp gỡ ngày đó.
“Có một thứ ánh sáng từ đôi mắt anh ấy mà tôi chưa từng thấy ở một CEO nào”, Tim Cook nói về Steve Jobs.
( Ảnh: REUTERS).
Tuy nhiên, nhân duyên giữa Tim Cook và Apple chỉ thực sự bắt đầu khi Steve Jobs mời Tim Cook đến thăm nhà riêng tại Palo Alto. Lúc này, Jobs đang điều trị ung thư tuyến tụy, đồng thời vừa trải qua phẫu thuật ghép gan cách đó không lâu. Sức khỏe rất yếu khiến ông không ngừng tìm kiếm người thay thế Apple và Cook là lựa chọn tuyệt vời nhất lúc bấy giờ.
14 ngày kể từ cuộc ghé thăm trò chuyện, Cook chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Apple vào ngày 25/8/2011. Trên thực tế, Apple đã sớm chuẩn bị để chào đón Cook đảm nhận vị trí này. Sự chuẩn bị của chính Cook cũng vậy. Mọi yếu tố trong sự nghiệp và cuộc sống của ông sau này đều trở thành chìa khóa để điều hành Apple.
Dù là “thuyền trưởng” lèo lái “con tàu” Apple ổn định và vững mạnh đến hiện tại song vị CEO này vẫn luôn bày tỏ sự trân trọng đặc biệt với Jobs. Cook không ít lần khẳng định, “Steve là nguyên bản” và chỉ có nhà sáng lập người Mỹ này mới có thể tạo ra Apple. “Nếu Steve Jobs còn sống, anh ấy vẫn sẽ là CEO”, Cook khẳng định.
Sau sự ra đi của Steve Jobs, vị CEO sinh năm 1960 như gánh quả tạ nghìn cân trên vai khi đối diện với vô vàn thách thức, khó khăn. Thế nhưng, bước sang năm thứ 13, ông dẫn dắt Apple lên ngôi công ty giá trị nhất thế giới với giá trị thương hiệu: 516,6 tỷ USD. Hơn một tỷ người trên toàn thế giới sử dụng thiết bị Apple và hàng chục triệu nhà phát triển đã xây dựng doanh nghiệp trên nền tảng phần mềm.
Giá trị thương hiệu của Apple tăng đến 74% năm qua, từ mức 219 tỷ USD hồi 2023. Mức tăng xấp xỉ bằng tổng giá trị các thương hiệu Starbucks, Mercedes-Benz, Tesla và Porsche cộng lại, theo công ty tư vấn toàn cầu về quản lý và định giá thương hiệu Brand Finance (Anh).
Chỉ riêng trong quý I/2024, doanh thu của “Táo khuyết” đạt 119.6 tỷ USD và lợi nhuận ròng hàng quý là 33.9 tỷ USD, tương đương 2.18 USD trên mỗi cổ phiếu. Con số này cao hơn so với doanh thu 117.2 tỷ USD và lợi nhuận ròng hàng quý là 30 tỷ USD, hay 1.88 USD trên mỗi cổ phiếu trong quý trước.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý là 45.9%, so với 43% cùng kỳ năm trước. Apple cũng tuyên bố trả cổ tức hàng quý là 0.24 USD cho mỗi cổ phiếu vào ngày 15 tháng 2 cho các cổ đông chính thức kể từ ngày 12 tháng 2.
Vượt qua cái bóng Steve Jobs
Trong khi Steve Jobs được biết đến với khả năng sáng tạo những trải nghiệm công nghệ mới lạ, thông minh cho người dùng thì Cook được biết đến với việc mở rộng hệ sinh thái Apple – xây dựng một bộ dịch vụ đăng ký và các sản phẩm phần cứng khác bổ sung cho mảng kinh doanh iPhone cốt lõi mà Jobs đưa ra.
Dù mang lại doanh thu khủng, Cook vẫn bị chỉ trích vì không mang phong cách lãnh đạo trước đó Steve Jobs để áp dụng vào Apple. Nếu như cựu CEO Apple là một chỉ huy nhiệt huyết, bất chấp khó khăn, người luôn yêu cầu sự hoàn hảo và xuất sắc từ đội ngũ nhân viên của mình. Thì Cook đã nhấn mạnh tính minh bạch ngay từ đầu và tinh thần đồng đội là điều tối quan trọng trong tổ chức Apple.
Thậm chí, tuy là Giám đốc điều hành của tập đoàn trị giá hàng đầu thế giới, Tim Cook không phải là CEO có thu nhập cao nhất so với những người đồng cấp ở các doanh nghiệp khác. Bởi lẽ, ông quyết định giảm lương của bản thân nhằm giảm bớt gánh nặng cho công ty và nhân viên, đồng thời thể hiện sự tin tưởng rằng tập đoàn sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại để tiếp tục dẫn đầu trong ngành công nghệ.
Bên cạnh đó, Cook được cho là đã truyền cảm hứng cho nhân viên của mình thông qua chính sách mở cửa và bằng cách khuyến khích nhân viên của Apple hợp tác với nhau.
Dù phương thức quản lý khác nhau song cả hai vị CEO đại tài đều giúp Apple trở thành “ông lớn” trong làng công nghệ.