17 C
Vietnam
Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024
Trang chủThị trườngNền kinh tế phục hồi tích cực nhưng vẫn đứng trước nhiều...

Nền kinh tế phục hồi tích cực nhưng vẫn đứng trước nhiều áp lực

Ngày:

Bài liên quan

spot_imgspot_img

Đó là nhận xét của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.

Cụ thể, theo ông Dũng, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế phục hồi và có mức tăng trưởng tích cực, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Trong đó, tỷ giá được điều hành linh hoạt, kịp thời, chủ động có biện pháp can thiệp, bảo đảm cân đối hài hòa với điều hành lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng.

Thu ngân sách Nhà nước 4 tháng ước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 4 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ; ước xuất siêu 8,4 tỷ USD; xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc…đều tăng trưởng cao.

bkt 1
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh những kết quả khả quan, đáng khích lệ của nền kinh tế. ( Ảnh: baodautu.vn)

Tổng vốn FDI đăng ký 4 tháng đạt gần 9,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu đã thể hiện mong muốn hợp tác đầu tư vào các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo…của Việt Nam.

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế là hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực. Sản xuất, xuất khẩu nông nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong 4 tháng tăng 6% (cùng kỳ giảm 2,5%)

Cũng sau 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường là gần 81.300 doanh nghiệp, tăng 3% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể và đã giải thể là 25.500 doanh nghiệp, giảm 5,3%.

Mặc dù ghi nhận nhiều kết quả khả quan nhưng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhận định rằng khó khăn, thách thức còn rất lớn với kinh tế Việt Nam, nhất là trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và công tác quản lý, điều hành thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới.

Tỷ giá được dự báo tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh do sức ép từ thị trường tài chính, tiền tệ thế giới, làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệp, tác động đến lạm phát trong nước.

Sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm, cầu tiêu dùng trong nước 4 tháng vẫn tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019.

Thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro. Quản lý thị trường vàng còn bất cập. Hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) liên tục lùi thời hạn triển khai.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần tập trung vào các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác tối đa các động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công; các dự án trọng điểm quốc gia, nhất là các dự án giao thông, năng lượng. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chinh – ngân sách; triển khai các giải pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tránh tăng giá đột ngột, cùng thời điểm các mặt hàng thiết yếu…

Đăng ký

- Không bao giờ bỏ lỡ tin tức với thông báo

- Có quyền truy cập đầy đủ vào nội dung cao cấp của chúng tôi

- Duyệt miễn phí từ tối đa 5 thiết bị cùng một lúc

Mới nhất

spot_img